Thoát vị đĩa đệm tiếng Pháp gọi là Hernie dícale. Từ thoát vị - Hernie dùng để mô tả rất nhiều biểu hiện đặc trưng bởi sự nhô ra hay lồi ra một cơ quan hay một phần cơ quan ngoài vị trí bình thường của nó, ta vẫn thường nói thoát vị bẹn, thoát vị rốn... Đĩa đệm - Discale nằm giữa liên đốt sống, như vậy thoát vị đĩa đệm là sự nhô ra một phần của đĩa liên đốt sống.
Thoát vị đĩa đệm xảy ra như thế nào?
Đĩa đệm nằm giữa liên đốt sống, xung quanh cấu tạo bởi các cung xơ, ở giữa là nhân cứng gelatine, đĩa đệm có vai trò như chống xóc và tạo tính mềm dẻo cho cột sống. Cung xơ có vai trò giữ cho nhân gelatine nằm trong đĩa đốt sống. Tránh rách, đứt chui ra khỏi vòng cung xơ. Bình thường, nhân gelatine nằm chính giữa đĩa đệm xung quanh có các cung xơ. Nhân gelatine nhô ra và băng qua khỏi cung xơ gọi là thoát vị đĩa đệm, thoát vị di chuyển và thoát vị xuyên qua ngoài dây chằng, ép rễ gây đau thần kinh vùng tổn thương, nhân gelatine chui ra khỏi cung xơ gây ép tuỷ. Một số người có thoát vị đĩa đệm nhưng không nhận thấy triệu chứng vì thoát vị không liên quan đến thần kinh, như vậy tỷ lệ thoát vị đĩa đệm khó đánh giá. Thoát vị đĩa đệm có thể ép tuỷ nhưng hiếm gặp.
Cột sống có ba đoạn: đoạn cổ, đoạn ngực và đoạn thắt lưng. Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra bất kỳ đoạn nào của cột sống. Khoảng 95% thoát vị đĩa đệm ở đoạn cột sống thắt lưng. Trong trường hợp này thoát vị có thể gây đau vùng thắt lưng gọi là đau thắt lưng - Lombalgie. Nếu thoát vị ép vào rễ của thần kinh toạ có thể gây đau dọc mặt sau của chân, ta gọi là đau thần kinh toạ.Thoát vị đĩa đệm hay gặp những người tuổi từ 35 - 55 tuổi, nam hay gặp hơn nữ liên quan thể lực khoẻ, liên quan nghề nghiệp hoặc chơi thể thao.
Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm: Người ta nhận thấy thoát vị có liên quan đến tuổi, do thoái hoá đĩa đệm, cột sống thiếu mềm dẻo, mất trương lực, mất tính đàn hồi, giảm chiều cao. Các động tác đột ngột ở tư thế xấu hoặc nâng vật nặng ở vị trí xoay cơ thể. Những người quá béo hoặc phụ nữ thời kỳ mang thai ép lên cột sống thường xuất hiện đau vùng lưng. Một số người đau lưng do ảnh hưởng yếu tố di truyền nên có thể thấy thoát vị đĩa đệm từ lúc còn rất trẻ.
Các động tác đột ngột như nâng vật nặng ở vị trí
xoay cơ thể rất dễ gây thoát vị đĩa đệm.
Biểu hiện của thoát vị đĩa đệm
Ngày nay, nhờ các kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính và chụp cộng hưởng từ cột sống mà hình ảnh thoát vị đĩa đệm sẽ được phát hiện, mặc dù hình ảnh thoát vị đĩa đệm có giống nhau giữa người này và người khác, song biểu hiện triệu chứng khác nhau. Một số người có thể có thoát vị đĩa đệm nhưng không có triệu chứng đau lưng, đối với người khác đau khủng khiếp. Đôi khi thoát vị đĩa đệm ép vào rễ thần kinh. Thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng gây đau thắt lưng, nếu đau dọc chân gọi là đau thần kinh tọa. Thoát vị đĩa đệm ở vùng cổ, gây cứng cổ và đau vùng cổ, đôi khi lan ra hai vai và cánh tay. Thoát vị đĩa đệm cổ có thể thấy cảm giác như dị cảm đầu chi hoặc cảm giác yếu mỏi vùng cẳng tay và cánh tay.
Điều trị thoát vị đĩa đệm
Thái độ trước tiên để giảm sức căng cho cột sống nằm nghỉ trên giường và dùng thuốc làm dịu đau và giảm viêm. Phần lớn, các trường hợp thực hiện như trên là đủ để giảm triệu chứng và chữa khỏi thoát vị đĩa đệm. Ngoại khoa rất ít khi phải can thiệp, tuy nhiên khi có thoát vị phối hợp với yếu tay chân hoặc liệt tay chân hay có biểu hiện rối loạn đại tiểu tiện thì cần can thiệp ngoại khoa sớm. Trường hợp đau cấp và đau nhiều nằm nghỉ trên giường từ một hoặc hai ngày và lấy lại các hoạt động nếu có thể để tránh teo cơ và yếu cơ lưng.
TS. Mai Thị Minh Tâm
(Khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện E)
(suckhoe&doisong)
Thoát vị đĩa đệm xảy ra như thế nào?
Đĩa đệm nằm giữa liên đốt sống, xung quanh cấu tạo bởi các cung xơ, ở giữa là nhân cứng gelatine, đĩa đệm có vai trò như chống xóc và tạo tính mềm dẻo cho cột sống. Cung xơ có vai trò giữ cho nhân gelatine nằm trong đĩa đốt sống. Tránh rách, đứt chui ra khỏi vòng cung xơ. Bình thường, nhân gelatine nằm chính giữa đĩa đệm xung quanh có các cung xơ. Nhân gelatine nhô ra và băng qua khỏi cung xơ gọi là thoát vị đĩa đệm, thoát vị di chuyển và thoát vị xuyên qua ngoài dây chằng, ép rễ gây đau thần kinh vùng tổn thương, nhân gelatine chui ra khỏi cung xơ gây ép tuỷ. Một số người có thoát vị đĩa đệm nhưng không nhận thấy triệu chứng vì thoát vị không liên quan đến thần kinh, như vậy tỷ lệ thoát vị đĩa đệm khó đánh giá. Thoát vị đĩa đệm có thể ép tuỷ nhưng hiếm gặp.
Cột sống có ba đoạn: đoạn cổ, đoạn ngực và đoạn thắt lưng. Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra bất kỳ đoạn nào của cột sống. Khoảng 95% thoát vị đĩa đệm ở đoạn cột sống thắt lưng. Trong trường hợp này thoát vị có thể gây đau vùng thắt lưng gọi là đau thắt lưng - Lombalgie. Nếu thoát vị ép vào rễ của thần kinh toạ có thể gây đau dọc mặt sau của chân, ta gọi là đau thần kinh toạ.Thoát vị đĩa đệm hay gặp những người tuổi từ 35 - 55 tuổi, nam hay gặp hơn nữ liên quan thể lực khoẻ, liên quan nghề nghiệp hoặc chơi thể thao.
Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm: Người ta nhận thấy thoát vị có liên quan đến tuổi, do thoái hoá đĩa đệm, cột sống thiếu mềm dẻo, mất trương lực, mất tính đàn hồi, giảm chiều cao. Các động tác đột ngột ở tư thế xấu hoặc nâng vật nặng ở vị trí xoay cơ thể. Những người quá béo hoặc phụ nữ thời kỳ mang thai ép lên cột sống thường xuất hiện đau vùng lưng. Một số người đau lưng do ảnh hưởng yếu tố di truyền nên có thể thấy thoát vị đĩa đệm từ lúc còn rất trẻ.
Các động tác đột ngột như nâng vật nặng ở vị trí
xoay cơ thể rất dễ gây thoát vị đĩa đệm.
Biểu hiện của thoát vị đĩa đệm
Ngày nay, nhờ các kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính và chụp cộng hưởng từ cột sống mà hình ảnh thoát vị đĩa đệm sẽ được phát hiện, mặc dù hình ảnh thoát vị đĩa đệm có giống nhau giữa người này và người khác, song biểu hiện triệu chứng khác nhau. Một số người có thể có thoát vị đĩa đệm nhưng không có triệu chứng đau lưng, đối với người khác đau khủng khiếp. Đôi khi thoát vị đĩa đệm ép vào rễ thần kinh. Thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng gây đau thắt lưng, nếu đau dọc chân gọi là đau thần kinh tọa. Thoát vị đĩa đệm ở vùng cổ, gây cứng cổ và đau vùng cổ, đôi khi lan ra hai vai và cánh tay. Thoát vị đĩa đệm cổ có thể thấy cảm giác như dị cảm đầu chi hoặc cảm giác yếu mỏi vùng cẳng tay và cánh tay.
Điều trị thoát vị đĩa đệm
Thái độ trước tiên để giảm sức căng cho cột sống nằm nghỉ trên giường và dùng thuốc làm dịu đau và giảm viêm. Phần lớn, các trường hợp thực hiện như trên là đủ để giảm triệu chứng và chữa khỏi thoát vị đĩa đệm. Ngoại khoa rất ít khi phải can thiệp, tuy nhiên khi có thoát vị phối hợp với yếu tay chân hoặc liệt tay chân hay có biểu hiện rối loạn đại tiểu tiện thì cần can thiệp ngoại khoa sớm. Trường hợp đau cấp và đau nhiều nằm nghỉ trên giường từ một hoặc hai ngày và lấy lại các hoạt động nếu có thể để tránh teo cơ và yếu cơ lưng.
TS. Mai Thị Minh Tâm
(Khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện E)
(suckhoe&doisong)
Nhận xét
Đăng nhận xét