Đầu gối là khớp xương quan trọng phải nâng khối lượng lớn nhất cơ thể bạn. Những dây chằng gân, cơ và sụn đêu giúp ổn định đầu gối và khiến ta cử động được chi dưới.
Đầu gối sẽ đau khi khớp xương, dây chằng, gân hoặc sụn bị tổn thương.
Triệu chứng:
Các khớp bị cứng lại, khó chuyển động sau khi nghỉ ngơi, đặc biệt là vào buổi sáng sớm thức dậy bạn thấy hơi đau ở hai đầu gối khi định bước đi. Sau đó, đầu gối giảm đau dần trong ngày và sáng hôm sau lại như vậy.
Có thể khớp gối bị đau khi bạn tập thể dục xong.
Cũng có khi bạn khó thực hiện những hoạt động mạnh, đôi lúc khó chạy nhảy, đi lại.
Một cảm giác bao trùm những cơn đau là cảm giác đầu gối như bị căng ra, sưng phồng lên. Nghiêm trọng hơn khớp gối phát ra tiếng động khi bạn chuyển động.
Nguyên nhân:
Viêm khớp xương là nguyên nhân phổ biến nhất của đau nhức đầu gối. Hiện nay trên thế giới có rất nhiều phụ nữ đang phải chịu đựng căn bệnh này. Nó thường xuyên xảy ra khi sụn đầu gối suy yếu khiến cho khớp xương thiếu linh hoạt và bị thoái hóa.
Một nguyên nhân khác gây nên đau đầu gối là bệnh thấp khớp. Bệnh này khiến khớp gối đau nhức và có sự sưng phồng lên.
Có thể do những chấn thương ở những mô mềm của gối như dây chằng, gân và cơ của khớp. Những chấn thương này cũng có thể dẫn tới những cơn đau thường xuyên.
Tổn thương ở bắp đùi đôi khi cũng mở rộng đến đau khớp gối.
Những bao hoạt dịch cũng có thể hình thành ở khớp gối do những nguyên nhân trên, nhưng thường rất hiếm.
Điều trị:
Chườm lạnh hoặc dùng 1 miếng gạc ấm kết hợp xoa bóp có thể làm giảm đau và khớp gối bớt cứng.
Tập thể dục đều đặn những bài tập cụ thể như: Nâng chân, mở chân rộng nhằm tăng cường cơ và sự dẻo dai của khớp gối.
Uống đủ nước có thể giúp những tổn thương ở dây chằng và cơ chóng lành.
Một số loại thuốc phổ biến để giảm đau ở bệnh viêm khớp như: Kháng sinh Acetaminophen, những loại thuốc chống viêm nhiễm không chứa hợp chất Xteroit như aspirin, Advil, hay Motrin và những thuốc giảm đau khác theo kê đơn của bác sĩ.
Tiêm thuốc Cooctizon có thể làm giảm phù nề và đau đớn, đồng thời làm tiêu chất dịch ở đầu gối.
Với những tổn thương quá nghiêm trọng cần phải phẫu thuật thay thế khớp gối.
Phòng bệnh:
Duy trì cân nặng hợp lý rất có lợi cho sức khỏe. Trọng lượng quá lớn có thể làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng cũng như sức chịu đựng của khớp xương suy giảm viêm khớp xương.
Tránh những chấn thương đầu gối trong khi tập thể thao, làm căng cơ đùi và bắp chân trước khi tập. Điều này sẽ làm giảm sức ép lên đầu gối.
Chú ý đến đầu gối trong khi tập, dừng tập ngay khi cảm thấy đau ở gối.
Hãy thay những chiếc xăng đan cao gót bằng dép đế thấp và giầy. Chúng sẽ làm giảm những áp lực không cần thiết lên đầu gối của bạn.
Đi kiểm tra và điều trị ngay nếu bạn cảm thấy đau đầu gối. Chần chừ sẽ khiến đầu gối của bạn có thể tệ hơn rất nhiều. Có phương pháp điều trị càng sớm, đầu gối bạn càng khỏe mạnh.
Cách tốt nhất để phòng những bệnh ở khớp gối là tập thể dục và giữ 1 cơ thể cân đối trong suốt cuộc đời và đừng quên chăm sóc bắp đùi.
Đào Thanh Dung/Theo Tien Phong
Đầu gối sẽ đau khi khớp xương, dây chằng, gân hoặc sụn bị tổn thương.
Triệu chứng:
Các khớp bị cứng lại, khó chuyển động sau khi nghỉ ngơi, đặc biệt là vào buổi sáng sớm thức dậy bạn thấy hơi đau ở hai đầu gối khi định bước đi. Sau đó, đầu gối giảm đau dần trong ngày và sáng hôm sau lại như vậy.
Có thể khớp gối bị đau khi bạn tập thể dục xong.
Cũng có khi bạn khó thực hiện những hoạt động mạnh, đôi lúc khó chạy nhảy, đi lại.
Một cảm giác bao trùm những cơn đau là cảm giác đầu gối như bị căng ra, sưng phồng lên. Nghiêm trọng hơn khớp gối phát ra tiếng động khi bạn chuyển động.
Nguyên nhân:
Viêm khớp xương là nguyên nhân phổ biến nhất của đau nhức đầu gối. Hiện nay trên thế giới có rất nhiều phụ nữ đang phải chịu đựng căn bệnh này. Nó thường xuyên xảy ra khi sụn đầu gối suy yếu khiến cho khớp xương thiếu linh hoạt và bị thoái hóa.
Một nguyên nhân khác gây nên đau đầu gối là bệnh thấp khớp. Bệnh này khiến khớp gối đau nhức và có sự sưng phồng lên.
Có thể do những chấn thương ở những mô mềm của gối như dây chằng, gân và cơ của khớp. Những chấn thương này cũng có thể dẫn tới những cơn đau thường xuyên.
Tổn thương ở bắp đùi đôi khi cũng mở rộng đến đau khớp gối.
Những bao hoạt dịch cũng có thể hình thành ở khớp gối do những nguyên nhân trên, nhưng thường rất hiếm.
Điều trị:
Chườm lạnh hoặc dùng 1 miếng gạc ấm kết hợp xoa bóp có thể làm giảm đau và khớp gối bớt cứng.
Tập thể dục đều đặn những bài tập cụ thể như: Nâng chân, mở chân rộng nhằm tăng cường cơ và sự dẻo dai của khớp gối.
Uống đủ nước có thể giúp những tổn thương ở dây chằng và cơ chóng lành.
Một số loại thuốc phổ biến để giảm đau ở bệnh viêm khớp như: Kháng sinh Acetaminophen, những loại thuốc chống viêm nhiễm không chứa hợp chất Xteroit như aspirin, Advil, hay Motrin và những thuốc giảm đau khác theo kê đơn của bác sĩ.
Tiêm thuốc Cooctizon có thể làm giảm phù nề và đau đớn, đồng thời làm tiêu chất dịch ở đầu gối.
Với những tổn thương quá nghiêm trọng cần phải phẫu thuật thay thế khớp gối.
Phòng bệnh:
Duy trì cân nặng hợp lý rất có lợi cho sức khỏe. Trọng lượng quá lớn có thể làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng cũng như sức chịu đựng của khớp xương suy giảm viêm khớp xương.
Tránh những chấn thương đầu gối trong khi tập thể thao, làm căng cơ đùi và bắp chân trước khi tập. Điều này sẽ làm giảm sức ép lên đầu gối.
Chú ý đến đầu gối trong khi tập, dừng tập ngay khi cảm thấy đau ở gối.
Hãy thay những chiếc xăng đan cao gót bằng dép đế thấp và giầy. Chúng sẽ làm giảm những áp lực không cần thiết lên đầu gối của bạn.
Đi kiểm tra và điều trị ngay nếu bạn cảm thấy đau đầu gối. Chần chừ sẽ khiến đầu gối của bạn có thể tệ hơn rất nhiều. Có phương pháp điều trị càng sớm, đầu gối bạn càng khỏe mạnh.
Cách tốt nhất để phòng những bệnh ở khớp gối là tập thể dục và giữ 1 cơ thể cân đối trong suốt cuộc đời và đừng quên chăm sóc bắp đùi.
Đào Thanh Dung/Theo Tien Phong
Nhận xét
Đăng nhận xét