Sâu răng, nhiễm trùng hoặc chấn thương răng rất dễ dẫn đến u răng. Bệnh gây rụng răng hàng loạt kể cả khi chạm nhẹ, nếu nặng có thể làm biến dạng hàm, mặt, cản trở các chức năng nhai, nuốt, nói...
U nang răng có hai loại:
- U nang chân răng: do răng bị nhiễm trùng, sâu hoặc chấn thương gây nên. Người bệnh không hề có triệu chứng đau nhức hay khó chịu, dấu hiệu duy nhất để phát hiện sớm bệnh là răng đổi mầu. Chỉ khi bệnh nặng mới xuất hiện các triệu chứng như chảy mủ, đau ở vùng có u, lung lay răng, sưng mặt ở xương hàm...
- U nang thân răng bắt nguồn từ một chiếc răng ngầm, sau đó phát triển thành nang, nên bệnh lúc đầu khó phát hiện. Chỉ đi khám định kỳ mới phát hiện được.
Ngoài ra còn có u men dạng nang - hiện tượng những mầm men ngà còn tồn tại từ lúc sinh tạo thành u. Đặc điểm của loại u này là rất dễ tái phát. Khi phát triển, nó sẽ lan vào các tổ chức xung quanh như phần mềm, xương hàm, khớp thái dương hàm, sàn sọ, khiến gương mặt bệnh nhân bị biến dạng hoàn toàn, khó khăn khi nhai, nuốt, nói, thở... Trong trường hợp này, bác sĩ buộc phải cắt xương hàm, tháo khớp.
Biện pháp phòng bệnh tốt nhất là khám răng định kỳ, 6 tháng hoặc 1 năm/lần nhằm phát hiện bệnh sớm và có hướng điều trị, tránh biến chứng xảy ra.
Phương pháp điều trị duy nhất hiện nay là phẫu thuật lấy u. Nếu bệnh nhân phát hiện bệnh sớm thì phẫu thuật đơn giản, tiên lượng tốt. Nếu bệnh đã nặng thì điều trị khó, thậm chí còn để lại nhiều di chứng như lép mặt, răng rụng hàng loạt...
(Theo Người Lao Động)
U nang răng có hai loại:
- U nang chân răng: do răng bị nhiễm trùng, sâu hoặc chấn thương gây nên. Người bệnh không hề có triệu chứng đau nhức hay khó chịu, dấu hiệu duy nhất để phát hiện sớm bệnh là răng đổi mầu. Chỉ khi bệnh nặng mới xuất hiện các triệu chứng như chảy mủ, đau ở vùng có u, lung lay răng, sưng mặt ở xương hàm...
- U nang thân răng bắt nguồn từ một chiếc răng ngầm, sau đó phát triển thành nang, nên bệnh lúc đầu khó phát hiện. Chỉ đi khám định kỳ mới phát hiện được.
Ngoài ra còn có u men dạng nang - hiện tượng những mầm men ngà còn tồn tại từ lúc sinh tạo thành u. Đặc điểm của loại u này là rất dễ tái phát. Khi phát triển, nó sẽ lan vào các tổ chức xung quanh như phần mềm, xương hàm, khớp thái dương hàm, sàn sọ, khiến gương mặt bệnh nhân bị biến dạng hoàn toàn, khó khăn khi nhai, nuốt, nói, thở... Trong trường hợp này, bác sĩ buộc phải cắt xương hàm, tháo khớp.
Biện pháp phòng bệnh tốt nhất là khám răng định kỳ, 6 tháng hoặc 1 năm/lần nhằm phát hiện bệnh sớm và có hướng điều trị, tránh biến chứng xảy ra.
Phương pháp điều trị duy nhất hiện nay là phẫu thuật lấy u. Nếu bệnh nhân phát hiện bệnh sớm thì phẫu thuật đơn giản, tiên lượng tốt. Nếu bệnh đã nặng thì điều trị khó, thậm chí còn để lại nhiều di chứng như lép mặt, răng rụng hàng loạt...
(Theo Người Lao Động)
Nhận xét
Đăng nhận xét