Đây là một tổn thương mạch máu của da mặt, có thể gây tổn thương mắt. Biểu hiện điển hình của bệnh là những cơn kịch phát đỏ bừng mặt mũi và một trạng thái giãn mạch lăn tăn ở mặt. Trên mặt xuất hiện các tổn thương viêm, phân bố chủ yếu ở mũi, hai má, giữa trán và vùng cằm.
Tổn thương bao gồm sẩn viêm và mụn mủ, không có ở chân lông, đôi khi là những u hạt nhỏ, trông giống lupus lao. Bệnh thường bắt đầu ở lứa tuổi 30-50. Ở tuổi thanh niên, nam bị nhiều hơn nữ, còn ở tuổi trung niên thì nữ nhiều hơn nam.
Căn nguyên gây bệnh đỏ mặt chưa được xác định rõ. Bệnh có liên quan với thể địa da dầu, rối loạn nội tiết, rối loạn miễn dịch, rối loạn vận mạch ở mặt, rối loạn tiêu hóa và hấp thu. Yếu tố tâm lý đóng vai trò làm bệnh nặng lên. Về triệu chứng, bệnh tiến triển qua 4 giai đoạn:
- Giai đoạn các cơn đỏ bừng mặt: Cơn xuất hiện chủ yếu sau bữa ăn, nhưng cũng có khi sau một stress, sau khi ăn thức ăn cay nóng, uống rượu, thay đổi thời tiết. Vùng đỏ nhất là giữa mặt, có thể kèm theo đỏ màng tiếp hợp và chảy nước mắt, có thể đỏ cả da đầu và hai tai.
- Giai đoạn đỏ da, giãn mao mạch lăn tăn: Bệnh nhân đỏ mặt thường xuyên, kèm theo giãn mao mạch lăn tăn ở má, mũi; đôi khi có phù nề lan tỏa vùng mũi, gò má.
- Giai đoạn đỏ mặt, sẩn mụn mủ: Trên nền da đỏ, mao mạch giãn lăn tăn, xuất hiện các sẩn viêm, đôi khi có mụn mủ vô khuẩn.
- Giai đoạn phù voi ở mặt, thường chỉ gặp ở nam giới: Trên mặt xuất hiện các mụn to, đỏ và sần sùi, đôi khi phát triển ra cả cằm, mi mắt, thậm chí cả tai.
Bệnh tiến triển thành từng đợt nặng dần theo sự biến đổi của thời tiết và mùa, theo chế độ ăn uống hoặc đột biến nội tiết, tâm lý. Bệnh có thể thoái lui sau một đợt tiến triển. Bệnh có thể gây biến chứng ở mặt như viêm mi mắt, viêm màng tiếp hợp, loét giác mạc.
Về chẩn đoán: cần phân biệt bệnh đỏ mặt với:
- Trứng cá thường (tổn thương là nhân trứng cá, sẩn viêm, thể địa da sần đỏ...)
- Lupus đỏ: Ban đỏ ở mặt có hình cánh bướm, đối xứng qua sống mũi, có đỏ da, dày sừng và teo da...
- Hội chứng Haber: Hội chứng này mang tính chất di truyền, tổn thương giống đỏ mặt, xuất hiện sớm ở tuổi trẻ. Mặt đỏ, phù, sau đó có giãn mạch.
Việc điều trị bệnh đỏ mặt tương đối phức tạp. Bác sĩ sẽ tùy theo từng giai đoạn của bệnh và đáp ứng của từng bệnh nhân để lựa chọn thuốc và biện pháp phù hợp. Có thể kết hợp cả nội khoa và ngoại khoa. Bệnh phải chữa kiên trì vài tháng đến hàng năm.
BS Trần Đăng Quyết, Sức Khoẻ & Đời Sống
Tổn thương bao gồm sẩn viêm và mụn mủ, không có ở chân lông, đôi khi là những u hạt nhỏ, trông giống lupus lao. Bệnh thường bắt đầu ở lứa tuổi 30-50. Ở tuổi thanh niên, nam bị nhiều hơn nữ, còn ở tuổi trung niên thì nữ nhiều hơn nam.
Căn nguyên gây bệnh đỏ mặt chưa được xác định rõ. Bệnh có liên quan với thể địa da dầu, rối loạn nội tiết, rối loạn miễn dịch, rối loạn vận mạch ở mặt, rối loạn tiêu hóa và hấp thu. Yếu tố tâm lý đóng vai trò làm bệnh nặng lên. Về triệu chứng, bệnh tiến triển qua 4 giai đoạn:
- Giai đoạn các cơn đỏ bừng mặt: Cơn xuất hiện chủ yếu sau bữa ăn, nhưng cũng có khi sau một stress, sau khi ăn thức ăn cay nóng, uống rượu, thay đổi thời tiết. Vùng đỏ nhất là giữa mặt, có thể kèm theo đỏ màng tiếp hợp và chảy nước mắt, có thể đỏ cả da đầu và hai tai.
- Giai đoạn đỏ da, giãn mao mạch lăn tăn: Bệnh nhân đỏ mặt thường xuyên, kèm theo giãn mao mạch lăn tăn ở má, mũi; đôi khi có phù nề lan tỏa vùng mũi, gò má.
- Giai đoạn đỏ mặt, sẩn mụn mủ: Trên nền da đỏ, mao mạch giãn lăn tăn, xuất hiện các sẩn viêm, đôi khi có mụn mủ vô khuẩn.
- Giai đoạn phù voi ở mặt, thường chỉ gặp ở nam giới: Trên mặt xuất hiện các mụn to, đỏ và sần sùi, đôi khi phát triển ra cả cằm, mi mắt, thậm chí cả tai.
Bệnh tiến triển thành từng đợt nặng dần theo sự biến đổi của thời tiết và mùa, theo chế độ ăn uống hoặc đột biến nội tiết, tâm lý. Bệnh có thể thoái lui sau một đợt tiến triển. Bệnh có thể gây biến chứng ở mặt như viêm mi mắt, viêm màng tiếp hợp, loét giác mạc.
Về chẩn đoán: cần phân biệt bệnh đỏ mặt với:
- Trứng cá thường (tổn thương là nhân trứng cá, sẩn viêm, thể địa da sần đỏ...)
- Lupus đỏ: Ban đỏ ở mặt có hình cánh bướm, đối xứng qua sống mũi, có đỏ da, dày sừng và teo da...
- Hội chứng Haber: Hội chứng này mang tính chất di truyền, tổn thương giống đỏ mặt, xuất hiện sớm ở tuổi trẻ. Mặt đỏ, phù, sau đó có giãn mạch.
Việc điều trị bệnh đỏ mặt tương đối phức tạp. Bác sĩ sẽ tùy theo từng giai đoạn của bệnh và đáp ứng của từng bệnh nhân để lựa chọn thuốc và biện pháp phù hợp. Có thể kết hợp cả nội khoa và ngoại khoa. Bệnh phải chữa kiên trì vài tháng đến hàng năm.
BS Trần Đăng Quyết, Sức Khoẻ & Đời Sống
Nhận xét
Đăng nhận xét