Chứng tiết nước dãi nhiều về đêm là triệu chứng thường gặp ở cả trẻ em và người lớn. Đây là bệnh nội khoa, thường do rối loạn ở các tuyến nước bọt và có liên quan đến yếu tố thần kinh.
Sự kích thích làm hưng phấn các tuyến nước bọt do nhiều nguyên nhân, như: ăn nhiều đồ gia vị quá cay và nóng, ăn bữa ăn tối quá no; trạng thái căng thẳng thần kinh trong lúc ngủ có kèm theo tật nghiến răng; đường tiêu hóa không tốt, viêm hoặc loét dạ dày; giấc ngủ không bình thường, có trạng thái lo âu...
Khi tình trạng chảy nước miếng khi ngủ kéo dài, bạn nên đi khám bác sĩ chuyên về nội tiết, tiêu hóa để được chẩn đoán và điều trị chính xác hơn. Thuốc làm giảm tiết nước bọt có chất atropin có thể làm ngưng tiết nước bọt tạm thời, nhưng thuốc chỉ dùng trong trường hợp đặc biệt để phẫu thuật vùng răng miệng và chỉ tác dụng trong thời gian ngắn.
Tạm thời để giảm bớt tình trạng tiết nước bọt, bạn có thể giảm ăn thức ăn gia vị cay nóng; không nhai kẹo cao su để tránh nước bọt tiết nhiều quá; buổi tối không ăn nhiều trước giờ đi ngủ.
Theo BS Nguyễn Chí Cường
Người Lao Động
Sự kích thích làm hưng phấn các tuyến nước bọt do nhiều nguyên nhân, như: ăn nhiều đồ gia vị quá cay và nóng, ăn bữa ăn tối quá no; trạng thái căng thẳng thần kinh trong lúc ngủ có kèm theo tật nghiến răng; đường tiêu hóa không tốt, viêm hoặc loét dạ dày; giấc ngủ không bình thường, có trạng thái lo âu...
Khi tình trạng chảy nước miếng khi ngủ kéo dài, bạn nên đi khám bác sĩ chuyên về nội tiết, tiêu hóa để được chẩn đoán và điều trị chính xác hơn. Thuốc làm giảm tiết nước bọt có chất atropin có thể làm ngưng tiết nước bọt tạm thời, nhưng thuốc chỉ dùng trong trường hợp đặc biệt để phẫu thuật vùng răng miệng và chỉ tác dụng trong thời gian ngắn.
Tạm thời để giảm bớt tình trạng tiết nước bọt, bạn có thể giảm ăn thức ăn gia vị cay nóng; không nhai kẹo cao su để tránh nước bọt tiết nhiều quá; buổi tối không ăn nhiều trước giờ đi ngủ.
Theo BS Nguyễn Chí Cường
Người Lao Động
Nhận xét
Đăng nhận xét