Răng miệng không được vệ sinh sạch sẽ, đúng cách sẽ dẫn đến chứng hôi miệng. Tuy nhiên, đây còn là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm.
Các bác sĩ cho biết, có tới 50% trường hợp bệnh lý về tai, mũi, họng và 90% trường hợp bệnh lý về răng, lợi có kèm theo triệu chứng hôi miệng.
Khổ vì bệnh hôi miệng
Thời gian gần đây, chị T. ở Hai Bà Trưng, Hà Nội, phát hiện ra hơi thở của mình có mùi hôi. Dù đã đánh răng ba lần mỗi ngày và súc miệng bằng dung dịch sát khuẩn liên tục nhưng tình trạng này vẫn không được cải thiện. Chị luôn cảm thấy tự ti, ngần ngại khi tiếp xúc, trò chuyện với mọi người. Chỉ đến khi nuốt nước miếng thấy đau rát, chị mới đi khám và biết mình bị viêm amidan. Bề mặt amidan lấm tấm mủ, là căn nguyên khiến hơi thở của chị có mùi hôi.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Dinh, nguyên Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, cho biết bà từng gặp một bệnh nhân rơi vào hoàn cảnh mếu dở, khóc dở vì bệnh hôi miệng. Cô gái 18 tuổi ở Lập Thạch, Vĩnh Phúc tâm sự với bác sĩ rằng, cô không dám về ra mắt bố mẹ chồng tương lai chỉ vì miệng bị hôi. Qua thăm khám và nội soi, bác sĩ phát hiện cô bị viêm xoang nặng, quanh vùng họng, mủ đọng thành dòng nhưng bệnh nhân không khạc ra được. Bệnh nhân còn bị thêm bệnh viêm nha chu khiến cho miệng càng hôi.
Thuốc lá, bia rượu cũng gây hôi miệng
Bác sĩ Bạch Dương, Viện Răng Hàm Mặt Quốc gia, cho biết hôi miệng là biểu hiện của nhiều bệnh lý như viêm lợi, viêm quanh răng. Chính những túi mủ quanh chân răng là ổ vi khuẩn khiến hơi thở có mùi hôi. Tuy nhiên, bệnh viêm quanh răng, viêm lợi phát triển rất thầm lặng. Người bệnh thường bỏ qua triệu chứng hôi miệng, không nghĩ rằng đây là biểu hiện của bệnh lý nên không đi khám sớm. Chỉ đến khi thấy lợi đau, chảy máu nhiều khi đánh răng mới đến bệnh viện. Giai đoạn này, bác sĩ có thể làm thủ thuật hút hết mủ, bệnh nhân không còn hôi miệng nhưng lợi đã bị hủy hoại, răng mất chức năng nhai, nghiền. “Có trường hợp phải nhổ răng, làm lại răng giả với chi phí rất tốn kém”, bác sĩ Bạch Dương nói.
Theo tiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Dinh, viêm amidan và viêm xoang cũng gây hôi miệng do thường có đờm, túi mủ ở trong họng, mũi. Nếu không điều trị kịp thời, các vi khuẩn này xâm nhập cơ thể qua đường họng, vào máu, gây biến chứng nguy hiểm như viêm khớp, viêm cầu thận, viêm màng tim, rối loạn tiêu hóa, viêm phổi, ù tai, mắt mờ…
Bà Dinh cho biết, các loại nước súc miệng, kẹo thơm… chỉ có tác dụng giảm mùi hôi trong miệng trong một thời gian nhất định. Việc sử dụng dung dịch súc miệng chứa cồn còn gây khô miệng, khiến tình trạng hôi miệng càng trở nên trầm trọng. Muốn chữa được tận gốc bệnh hôi miệng thì phải tìm ra căn nguyên gây bệnh.
Để đề phòng bệnh hôi miệng, các bác sĩ khuyến cáo cần vệ sinh răng miệng đúng cách, kiểm tra răng miệng sáu tháng một lần và lấy cao răng thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ. Hạn chế ăn nhiều hành, tỏi, hút thuốc lá, uống rượu bia vì đây cũng là nguyên nhân gây hôi miệng. Khi đã vệ sinh răng miệng đầy đủ và đúng cách mà vẫn có hiện tượng này thì nên đến khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị sớm.
Theo Xuân Trường (Baodatviet.vn
Các bác sĩ cho biết, có tới 50% trường hợp bệnh lý về tai, mũi, họng và 90% trường hợp bệnh lý về răng, lợi có kèm theo triệu chứng hôi miệng.
Khổ vì bệnh hôi miệng
Thời gian gần đây, chị T. ở Hai Bà Trưng, Hà Nội, phát hiện ra hơi thở của mình có mùi hôi. Dù đã đánh răng ba lần mỗi ngày và súc miệng bằng dung dịch sát khuẩn liên tục nhưng tình trạng này vẫn không được cải thiện. Chị luôn cảm thấy tự ti, ngần ngại khi tiếp xúc, trò chuyện với mọi người. Chỉ đến khi nuốt nước miếng thấy đau rát, chị mới đi khám và biết mình bị viêm amidan. Bề mặt amidan lấm tấm mủ, là căn nguyên khiến hơi thở của chị có mùi hôi.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Dinh, nguyên Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, cho biết bà từng gặp một bệnh nhân rơi vào hoàn cảnh mếu dở, khóc dở vì bệnh hôi miệng. Cô gái 18 tuổi ở Lập Thạch, Vĩnh Phúc tâm sự với bác sĩ rằng, cô không dám về ra mắt bố mẹ chồng tương lai chỉ vì miệng bị hôi. Qua thăm khám và nội soi, bác sĩ phát hiện cô bị viêm xoang nặng, quanh vùng họng, mủ đọng thành dòng nhưng bệnh nhân không khạc ra được. Bệnh nhân còn bị thêm bệnh viêm nha chu khiến cho miệng càng hôi.
Thuốc lá, bia rượu cũng gây hôi miệng
Bác sĩ Bạch Dương, Viện Răng Hàm Mặt Quốc gia, cho biết hôi miệng là biểu hiện của nhiều bệnh lý như viêm lợi, viêm quanh răng. Chính những túi mủ quanh chân răng là ổ vi khuẩn khiến hơi thở có mùi hôi. Tuy nhiên, bệnh viêm quanh răng, viêm lợi phát triển rất thầm lặng. Người bệnh thường bỏ qua triệu chứng hôi miệng, không nghĩ rằng đây là biểu hiện của bệnh lý nên không đi khám sớm. Chỉ đến khi thấy lợi đau, chảy máu nhiều khi đánh răng mới đến bệnh viện. Giai đoạn này, bác sĩ có thể làm thủ thuật hút hết mủ, bệnh nhân không còn hôi miệng nhưng lợi đã bị hủy hoại, răng mất chức năng nhai, nghiền. “Có trường hợp phải nhổ răng, làm lại răng giả với chi phí rất tốn kém”, bác sĩ Bạch Dương nói.
Theo tiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Dinh, viêm amidan và viêm xoang cũng gây hôi miệng do thường có đờm, túi mủ ở trong họng, mũi. Nếu không điều trị kịp thời, các vi khuẩn này xâm nhập cơ thể qua đường họng, vào máu, gây biến chứng nguy hiểm như viêm khớp, viêm cầu thận, viêm màng tim, rối loạn tiêu hóa, viêm phổi, ù tai, mắt mờ…
Bà Dinh cho biết, các loại nước súc miệng, kẹo thơm… chỉ có tác dụng giảm mùi hôi trong miệng trong một thời gian nhất định. Việc sử dụng dung dịch súc miệng chứa cồn còn gây khô miệng, khiến tình trạng hôi miệng càng trở nên trầm trọng. Muốn chữa được tận gốc bệnh hôi miệng thì phải tìm ra căn nguyên gây bệnh.
Để đề phòng bệnh hôi miệng, các bác sĩ khuyến cáo cần vệ sinh răng miệng đúng cách, kiểm tra răng miệng sáu tháng một lần và lấy cao răng thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ. Hạn chế ăn nhiều hành, tỏi, hút thuốc lá, uống rượu bia vì đây cũng là nguyên nhân gây hôi miệng. Khi đã vệ sinh răng miệng đầy đủ và đúng cách mà vẫn có hiện tượng này thì nên đến khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị sớm.
Theo Xuân Trường (Baodatviet.vn
Nhận xét
Đăng nhận xét