Dân gian thường dùng từ "méo mặt" để chỉ chứng bệnh này. Liệt nửa mặt thường gặp ở mọi giới và ở nhiều lứa tuổi, với nhiều biểu hiện khác nhau, nguyên nhân có thể là do u não và các sang chấn về thần kinh.
Người bệnh có thể tự phát hiện triệu chứng liệt nửa mặt qua hoạt động vệ sinh buổi sáng (khó chải răng, khó súc miệng), qua việc khó ăn sáng và soi gương thấy mất cân xứng nửa mặt (nhân trung lệch về một bên, môi miệng xếch về một bên). Bệnh nhân không nhắm kín được mắt ở bên liệt, không huýt sáo, thổi hay chúm môi được. Có thể có rối loạn vị giác (cảm giác nếm) ở hai phần ba trước của lưỡi và rối loạn thính giác (nghe kém). Những biểu hiện này thường do tổn thương nứt xương đá gặp sau sang chấn sọ (ngã đập đầu xuống đất gây rạn nứt xương đá) gây nên.
Người liệt nửa mặt có thể bị ù tai, nghe kém, tê nửa mặt và mỏi chân tay bên đối diện (đối diện với nửa mặt bị liệt).
Nguyên nhân gây liệt nửa mặt có thể do u não (u ở cầu não, góc cầu tiểu não, nền sọ) hoặc biến chứng thần kinh của u vòm họng. Sang chấn cũng gây liệt nửa mặt, điển hình là đụng dập gây rạn nứt xương đá. Một nguyên nhân thường gặp khác là viêm nhiễm: viêm màng não (nhất là do lao), viêm rễ dây thần kinh, biến chứng của viêm tai, viêm tuyến mang tai, viêm xương đá.
Liệt mặt cũng có thể do liệt dây 7 ngoại biên "do lạnh", thường gặp với bệnh cảnh đột ngột: sau khi tiếp xúc với trời lạnh, bệnh nhân ngáp và bị liệt. Đây cũng có thể do nhiễm khuẩn tiềm tàng, biểu hiện ra khi lạnh.
Người bệnh cần được bác sĩ chuyên khoa thần kinh khám và điều trị theo nguyên nhân. Đối với liệt nửa mặt chưa rõ nguyên nhân hoặc "do lạnh", cần giữ mặt cho ấm (quấn khăn len nếu trời lạnh), dùng vitamin B1 liều cao dài ngày, thuốc kháng sinh, kháng viêm; nếu nặng thì thường xuyên nhỏ mắt bằng dung dịch chloramphenicol. Nên kết hợp với vật lý trị liệu, châm cứu và thường xuyên tập các động tác ở mặt, trán, môi miệng. Những trường hợp nhanh chóng chuyển sang liệt co cứng nửa mặt cần được phẫu thuật.
TS Nguyễn Chương, Sức Khỏe & Đời Sống
Người bệnh có thể tự phát hiện triệu chứng liệt nửa mặt qua hoạt động vệ sinh buổi sáng (khó chải răng, khó súc miệng), qua việc khó ăn sáng và soi gương thấy mất cân xứng nửa mặt (nhân trung lệch về một bên, môi miệng xếch về một bên). Bệnh nhân không nhắm kín được mắt ở bên liệt, không huýt sáo, thổi hay chúm môi được. Có thể có rối loạn vị giác (cảm giác nếm) ở hai phần ba trước của lưỡi và rối loạn thính giác (nghe kém). Những biểu hiện này thường do tổn thương nứt xương đá gặp sau sang chấn sọ (ngã đập đầu xuống đất gây rạn nứt xương đá) gây nên.
Người liệt nửa mặt có thể bị ù tai, nghe kém, tê nửa mặt và mỏi chân tay bên đối diện (đối diện với nửa mặt bị liệt).
Nguyên nhân gây liệt nửa mặt có thể do u não (u ở cầu não, góc cầu tiểu não, nền sọ) hoặc biến chứng thần kinh của u vòm họng. Sang chấn cũng gây liệt nửa mặt, điển hình là đụng dập gây rạn nứt xương đá. Một nguyên nhân thường gặp khác là viêm nhiễm: viêm màng não (nhất là do lao), viêm rễ dây thần kinh, biến chứng của viêm tai, viêm tuyến mang tai, viêm xương đá.
Liệt mặt cũng có thể do liệt dây 7 ngoại biên "do lạnh", thường gặp với bệnh cảnh đột ngột: sau khi tiếp xúc với trời lạnh, bệnh nhân ngáp và bị liệt. Đây cũng có thể do nhiễm khuẩn tiềm tàng, biểu hiện ra khi lạnh.
Người bệnh cần được bác sĩ chuyên khoa thần kinh khám và điều trị theo nguyên nhân. Đối với liệt nửa mặt chưa rõ nguyên nhân hoặc "do lạnh", cần giữ mặt cho ấm (quấn khăn len nếu trời lạnh), dùng vitamin B1 liều cao dài ngày, thuốc kháng sinh, kháng viêm; nếu nặng thì thường xuyên nhỏ mắt bằng dung dịch chloramphenicol. Nên kết hợp với vật lý trị liệu, châm cứu và thường xuyên tập các động tác ở mặt, trán, môi miệng. Những trường hợp nhanh chóng chuyển sang liệt co cứng nửa mặt cần được phẫu thuật.
TS Nguyễn Chương, Sức Khỏe & Đời Sống
Nhận xét
Đăng nhận xét